399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Hỏi đáp
  • Nguyên nhân và phương pháp chữa giãn tĩnh mạch cho mẹ bầu

Nguyên nhân và phương pháp chữa giãn tĩnh mạch cho mẹ bầu

Suy giãn tĩnh mạch ở các bà mẹ mang bầu không có gì đáng ngạc nhiên bởi thai kỳ với nhiều sự thay đổi nội tiết tố là nguồn cơn dẫn đến mắc bệnh.

Vậy, tại sao các bà mẹ mang thai lại là đối tượng dễ mắc chứng giãn tĩnh mạch? Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì? Bệnh lý có nguy hiểm không và cách phòng ngừa cũng như điều chữa hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cho bà mẹ mang thai như thế nào là an toàn nhất? Nếu bạn cùng quan tâm vấn đề thì có thể tham khảo nội dung được chúng tôi chia sẽ dưới đây nhé!

Nguyên nhân và phương pháp chữa giãn tĩnh mạch cho mẹ bầu

Varices - Giãn tĩnh mạch là bệnh lý thể hiện tình trạng suy giảm chức năng của van tĩnh mạch khiến máu không trở về tim đúng theo hệ tuần hoàn mà bị ứ đọng lại ở các tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch thường thấy là sự xuất hiện các đường gân tĩnh mạch nổi trên da với những dấu hiệu chảy xệ và màu sắc khác thường. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khoảng 35-50% phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Thường gặp nhất là phụ nữ mang thai bị suy giãn tĩnh mạch chân, kèm theo đau nhức chân, phù chân và các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng nhất là chân sẽ mất sức sau một ngày làm việc… Đối với mẹ bầu, chứng suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy, các bà mẹ mang thai không nên xem nhẹ việc phòng ngừa căn bệnh đang ngày càng phổ biến như hiện nay.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch ở các bà mẹ mang bầu

Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch ở các bà mẹ mang bầu, theo đó có một số nguyên nhân mang tính phổ biến sau:

- Thai kỳ làm thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai bị thay đổi nội tiết tố với sự gia tăng lượng hormone sinh dục nữ trong thai kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến mắc chứng suy giãn tĩnh mạch. Nồng độ progesterone tăng cao có thể khiến các tĩnh mạch giãn ra, sưng lên và hình thành các tĩnh mạch mạng nhện.

- Có lượng máu lớn khi mang thai: Trong trường hợp bình thường, lượng máu trong hệ thống tĩnh mạch chiếm 6O-7O% tổng lượng máu của cơ thể. Tuy nhiên, khi mang thai, lượng máu tăng lên 2O-3O% khiến các tĩnh mạch bị giãn ra.

- Tĩnh mạch bị tử cung phì to chèn ép: Một nguyên nhân khác là do tĩnh mạch bi tử cung phình to theo thai kỳ chèn ép. Nó cũng sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch bình thường gấp 2-3 lần. Việc giảm lưu lượng máu tĩnh mạch khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị suy giãn tĩnh mạch.

- Mẹ bầu tăng cân nhanh: Sự lớn lên của thai nhi và sự tăng cân của bà bầu gây áp lực lên các mạch máu trong khung chậu. Điều này dẫn đến những thay đổi trong lưu lượng máu.

- Do bị di truyền: Nếu người thân (ông bà, cha mẹ) của bà mẹ bầu mắc bệnh suy tĩnh mạch thì có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng với các lần mang thai tiếp theo của các bà mẹ.

Dấu hiệu giãn tĩnh mạch ở các bà mẹ mang bầu

Các dấu hiệu bị suy tĩnh mạch mà các bà mẹ mang thai có thể dễ nhận biết như:

- Đau hoặc nặng chân, ngứa chân, đứng hoặc ngồi lâu mệt mỏi.

- Tĩnh mạch có dấu hiệu phình lên và có màu xanh hoặc đỏ trên bề mặt da. Nó có thể nhỏ bằng sợi tóc hoặc to bằng đầu đũa.

- Các tĩnh mạch màu xanh, sưng tấy xuất hiện, gây phù chân ở đùi, mắt cá chân hoặc đầu gối.

- Chân chân bị tê và có cảm giác như kiến ​​bò ở chân.

- Da khô và ngứa, màu da sẽ khác với màu da bình thường, màu đen trở nên sẫm hơn và da mỏng hơn.

- Có thể xảy ra loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) gần khớp mắt cá chân. Nếu nghiêm trọng hơn có thể hình thành cục máu đông bị đẩy lên phổi gây đột quỵ.

Phương pháp chữa suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, vì có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Tất nhiên, khi điều trị cho bà bầu cần đặc biệt chú ý sao cho đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn khi không may mắc bệnh.

- Tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia y tế: Đối với thai phụ bị suy giãn tĩnh mạch, điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ có chuyên môn phù hợp. Từ đó sẽ khuyến cáo ngưng điều trị kịp thời và phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học: Có kế hoạch luyện tập và nghỉ ngơi phù hợp, vận động nhiều hơn, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch nhanh chóng khỏi bệnh.

- Sử dụng vớ y khoa hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch cho bà bầu: Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Sợi chỉ trên chiếc tất y tế giúp đóng van tĩnh mạch bằng lực cơ học, từ đó tạo áp lực gián tiếp lên cơ, từ đó phục hồi van một chiều. Chức năng của các van này là ngăn máu chảy ngược và dồn xuống chân khi đứng. Bản thân chiếc tất y khoa có độ dốc áp lực giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, từ đó ngăn chặn quá trình đông máu và giải quyết triệt để tình trạng ứ đọng máu ở chân.

- Can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc điều trị suy giãn tĩnh mạch thông qua các phương pháp phẫu thuật hay laser không hề khó. Đây là cách chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chi phí cao, và thường được áp dụng cho các trường hợp suy tĩnh mạch nặng.

(*) Các chuyên gia y tế khuyến cáo bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không sử dụng thuốc một cách ngẫu nhiên. Ngoài ra, tuân thủ thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kết hợp các biện pháp điều trị tại nhà sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.