399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Trồng xen canh cây cà phê thế nào?

Trồng xen canh cây cà phê thế nào?

Có khoảng 70% hộ dân trồng xen canh cây cà phê với cây trồng khác. Họ trồng xen canh cây cà phê với cây gì?

Hình thức trồng xen canh cây cà phê ngày càng phổ biến và thay thế dần hình thức độc canh. Vì sao nên trồng xen canh cà phê? Hình thức này mang lại những lợi ích gì? Và cần làm gì để phát huy thế ưu điểm của hình thức này? Câu trả lời sẽ được tiết lộ ngay trong bài viết dưới đây!

Tại sao nên trồng xen canh cây cà phê?

Việc trồng xen canh cây cà phê giúp sử dụng đất tối đa và thu được nhiều sản phẩm nhất trên vườn mà vẫn duy trì được độ phì đất. Trồng xen canh khác với độc canh ở chỗ có thể tạo nên một tổng thể thực vật có nhiều tầng. Hình thức canh tác này là minh chứng cho sự liên kết phù hợp giữa các cây trồng có vóc dáng và hệ rễ khác nhau; đảm bảo tổ hợp cây trồng nhận được năng lượng mặt trời nhiều nhất và hệ thống rễ khai thác các tầng đất khác nhau.

Trồng xen canh cây cà phê thế nào?

Cụ thể, khi trồng xen canh, các loại cây có bộ rễ ăn nông, khai thác nước và dinh dưỡng khoáng ở tầng đất mặt. Các cây thân gỗ khai thác nước và dinh dưỡng ở các tầng đất sâu hơn. Nước được đưa từ tầng đất sâu lên tầng đất mặt thông qua bộ rễ của cây thân gỗ sẽ hạn chế được hiện tượng các ion kim loại như natri, nhôm, sắt di động...

Tức là trồng xen canh cây cà phê sẽ hạn chế sự phá vỡ thế cân bằng nước và dinh dưỡng khoáng. Ngoài ra, việc đa dạng hóa cây trồng trong vườn cà phê giúp cải thiện điều kiện tiểu khí hậu; che bóng, chắn gió; giảm lượng nước tưới và bay hơi; ngăn cỏ dại mọc và bảo tồn đất, nước. Đây là điều kiện tiên quyết để chống biến đổi khi hậu và phát triển cây cà phê một cách bền vững.

Chọn cây trồng xen canh với cà phê như thế nào?

Khi lựa chọn cây để trồng xen canh cây cà phê, bạn cần lưu ý những đặc điểm như:

- Cây trồng xen cần có bộ lá nhỏ, thưa, ít rụng trong mùa khô. Các cành được phân bố đều và khỏe.

- Thân cây cần mọc cao, rễ ăn sâu; không tranh chấp chất dinh dưỡng, nước tưới với cà phê

- Cây trồng xen không ảnh hưởng đáng kể về sâu bệnh hại với cà phê

- Cây trồng mang đến sản phẩm có giá trị kinh tế và dễ tiêu thụ

Loại cây trồng xen canh cây cà phê được bố trí theo mỗi vùng sinh thái khác nhau. Ở Tây Nguyên, cây trồng xen phổ biến là hồ tiêu; sầu riêng; bơ; keo; muồng đen; mắc cal hoa hòe. Ở Gia Lai, cây bời lời được trồng xen phổ biến nhất. Tùy theo thời gian bạn mong muốn, bạn cũng có thể chọn các cây trồng khác nhau như:

- Trồng xen hàng năm nên sử dụng các cây: nghệ, gừng, đinh lăng, khoai sọ, đậu đỗ, ngô lai, muồng…Hình thức xe canh này đã làm tăng hàm lượng đạm, tăng sinh khối, cải thiện tính chất đất canh tác, tăng thu nhập,

- Trồng xen cây lâu năm trong vườn cà phê có thể dùng các cây: tiêu; lồng mức; muồng đen; keo; bông gòn; cây bơ; sầu riêng.

MÁY RANG CÀ PHÊ 20KG

Được thưởng thức những ly cà phê rang sau thời gian mệt mỏi với công việc là ước mơ của nhiều người. Điều này sẽ càng tuyệt vời hơn khi bạn có thể sở hữu một chiếc máy rang cà phê 20 kg.

Sản phẩm có đầy đủ chức năng của một chiếc máy rang cà phê hiện đại. Với kết cấu đẹp mắt, màu sắc tươi sáng, máy rang cà phê 20kg là sản phẩm thích hợp cho những quán kinh doanh nhỏ, buôn bán lẻ trên thị trường. Máy cho phép rang liên tục trong nhiều giờ với dung tích lồng rang lên đến 20kg, đảm bảo chất lượng các hạt cà phê đúng chuẩn.

Trồng xen canh cây cà phê thế nào?

Lưu ý khi trồng xen canh cà phê với cây ăn trái

Khi trồng xen canh cây cà phê bạn cần biết mật độ hợp lý giữa các cây trồng. Việc này quyết định năng suất của các loại cây. Sau đó, bạn cần phải giám sát và đánh giá việc thử nghiệm so sánh các mô hình trồng xen canh. Chủ vườn có thể tham gia các hội thảo; tham qua các vườn mẫu để chọn mô hình xen canh phù hợp nhất với vườn cà phê của mình.

Tìm hiểu về đặc tính của từng loại cây trồng; phương pháp trồng và chăm sóc các cây xen canh cũng là việc quan trọng chủ vườn nên làm. Hình thức trồng xen canh cây cà phê với các cây trồng khác đã chứng minh được hiệu quả thực tế. Chúc bạn áp dụng mô hình này thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đây được đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp người nông dân có thể đảm bảo thu nhập trước thực trạng cây cà phê già cỗi cho năng suất thấp, giảm thu nhập của người nông dân.