399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Hỏi đáp
  • Phương pháp phun thuốc diệt mối lây nhiễm

Phương pháp phun thuốc diệt mối lây nhiễm

Dùng phương pháp phun thuốc diệt mối sinh học (diệt mối “hóa sinh” hay diệt mối lây nhiễm)

Đây là cách diệt mối tận gốc duy nhất và hiệu quả nhất, ngoài cách này ra không còn cách diệt mối nào hiệu quả hơn.

Bước 1: Đặt hộp nhử mối lây nhiễm.

- Hộp nhử mối với thành phần chính là gỗ thông được tẩm các chất hấp dẫn, chất dẫn dụ mối nhằm tập trung mối vào ăn trong hộp.

- Nhúng hộp nhử mối và nước sạch rồi nhấc ra ngay.

- Đặt hộp nhử tại các vị trí đang bị mối phá hại như: Gờ tường, sàn nhà, nẹp cửa, khuôn cửa, tủ bếp…

- Tùy từng vị trí và mức độ xuất hiện mà đặt mỗi vị trí từ 2-3 hộp hoặc có thể nhiều hơn.

- Các vị trí trên cao cần dùng đinh và dây thép buộc lại làm cố định hộp nhử tránh tình trạng hộp nhử bị xê dịch làm mối rút chạy.

- Cứ 5-7 ngày kiểm tra và bổ xung hộp vào những vị trí mối tập trung nhiều.

Cách kiểm tra: Rọi đèn pin vào phía ngoài của hộp thấy đất bịt kín các kẽ hở của hộp, khi đó là mối đã vào ăn trong hộp nhử.

- Sau 15-20 ngày kiểm tra thấy mối vào đầy hộp nhử thì tiến hành phun thuốc diệt.

Lưu ý: Trong điều kiện thời tiết mưa, rét… thì thời gian nhử mối có thể kéo dài hơn.

Bước 2: Phương pháp phun thuốc diệt mối lây nhiễm.

- Thuốc dùng: PMC 90 dạng bột mịn màu đỏ gạch không mùi.

- CÁCH PHUN THUỐC DIỆT MỐI: DỠ CÁC HỘP CÓ MỐI XUỐNG CHO VÀO CHẬU THAU HOẶC TỜ BÁO KHÔ.

- PHUN THUỐC DIỆT MỐI LÂY NHIỄM VÀO CÁC VỊ TRÍ VỪA DỠ HỘP RA TRƯỚC VÀ PHUN THUỐC ĐỀU LÊN CÁC CÁ THỂ MỐI TRONG CHẬU SAU.

- Đặt lại hộp nhử mối đã phun thuốc gọn gàng lại vị trí cũ.

LƯU Ý KHI PHUN THUỐC DIỆT MỐI LÂY NHIỄM:

- PHUN THUỐC DIỆT MỐI LÂY NHIỄM VÀO NƠI TIẾP GIÁP GIỮA NỀN NHÀ VỚI ĐÁY HỘP NHỬ ĐỂ NHỮNG CON MỐI CÓ Ở ĐÓ DÍNH THUỐC TRƯỚC KHI CHẠY VỀ TỔ SAU ĐÓ DÙNG TUỐC NƠ VÍT TÁCH LẦN LƯỢT THANH GỖ MỒI TRONG HỘP NHỬ ĐỂ PHUN THUỐC DIỆT MỐI.

- Nên phun thuốc diệt mối lây nhiễm vào buổi trưa nắng hoặc lúc trời nắng nóng và khô ráo.

- Phun thuốc diệt mối lây nhiễm với lượng vừa đủ không nên phun quá nhiều làm cho mối chết mà chưa kịp rút về tổ.

- Không nên phun thuốc diệt mối một cách vội vàng khi mối chưa vào nhiều trong hộp nhử.

- Không nên sử dụng thuốc diệt mối lây nhiễm để quá lâu, hết hạn sử dụng.

- Không nên để thuốc ở những nơi quá nóng và quá lạnh hoặc ẩm thấp.

Bước 3: Thu dọn vệ sinh.

- Sau 3-4 ngày thu dọn vệ sinh.

- Kiểm tra các vị trí phun thuốc nếu thấy mối không còn hoạt động hoặc xác mối đã chết khô là đạt yêu cầu.

Bước 4: Phun phòng mối.

- Thuốc sử dụng: Mapsedan 48EC, Lenfos 50EC Hoặc Agenda 25EC.

- Sau khi diệt mối tùy từng hiện trạng mối cụ thể mà tiến hành phun hóa chất phòng mối để mối không xuất hiện trở lại và lây lan từ bên ngoài công trình xâm nhập vào nhà. Phun vào những vị trí có nguy cơ bị mối ăn phá cao như: Khuôn, nẹp cửa, cầu thang, sàn nhà…

Chú ý: Thuốc diệt mối lây nhiễm là hóa chất có tính độc, không để gần thực phẩm và tránh xa trẻ em. Khi sử dụng cần đeo găng tay, khẩu trang và bảo hộ lao động cẩn thận tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc.