399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Phòng ngừa và điều trị chứng giãn tĩnh mạch tứ chi hữu hiệu

Phòng ngừa và điều trị chứng giãn tĩnh mạch tứ chi hữu hiệu

Chứng giãn tĩnh mạch tứ chi là loại bệnh lý phổ biến với nhiều hậu quả khôn lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống người bệnh. Vậy đâu là phương án phòng ngừa và điều trị chứng giãn tĩnh mạch tứ chi hữu hiệu?

Thực tế cho thấy, sở hữu một đôi chân với những vết hằng thâm đen (nặng thì lỡ loét) từ những mạch máu lộ rõ biến chứng của giãn tĩnh mạch thật sự là nỗi lo của bất cứ ai. Thậm chí với tình trạng biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, xuất hiện hoại tử buộc phải tháo khớp là điều khó tránh…

Phòng ngừa và điều trị chứng giãn tĩnh mạch tứ chi hữu hiệu

Rõ rằng, phần lớn xuất phát từ lối sống “vội”, thói quen sinh hoạt và công việc, lười vận động, chế độ ăn với nhiều nguy cơ béo phì, thói quen không chú trọng bảo vệ sức khỏe khi có dấu hiệu ban đầu của bệnh… càng làm cho bệnh giãn tĩnh mạch dần có xu hướng trẻ hóa với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Vậy bằng cách nào để ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều chữa hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay đang ngày một gia tăng như hiện nay cho mọi người?

Suy-giãn tĩnh mạch chân-tay là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi, điển hình là tình trạng các van tĩnh mạch/động mạch ở các chi (chân tay) bị thương tổn, khiến lượng máu về tim không bình thường, bị dồn ứ và dẫn đến bệnh. Triệu chứng thường thấy là hệ thống tĩnh mạch ở tứ chi có biểu hiện bị giãn, chảy xệ cùng các sắc tố bất thường (xanh đen)... Thật ra đây là tình trạng van tĩnh mạch ở các chi bị đóng lại khiến máu chảy ngược, không được lưu dẫn về tim theo cơ chế hô hấp như bình thường.

Nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh

Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch đến từ nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố di truyền, thay đổi nội tiết tố hoặc thói quen ít vận động khiến các van của mạch máu phải làm việc nhiều hơn dẫn đến suy yếu hoặc tổn thương… Căn bệnh này thường biểu hiện bằng những triệu chứng dễ bị bỏ qua như tê, phù chân, nặng bắp chân, bò hoặc chuột rút về đêm khiến người bệnh rất dễ chủ quan.

Bệnh diễn tiến âm thầm và bước sang giai đoạn nặng hơn có thể quan sát được bởi các tĩnh mạch xuất hiện đường gân (xanh đen) nổi trên bề mặt da, đau nhức, phù nề chân tay về đêm. Đây là lúc bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang cho người bệnh.

Theo xu hướng khác nhau của giới và quá trình lão hóa, suy giãn tĩnh mạch đã thực sự trở thành một trong những căn bệnh hiện đại nằm trong nhóm nguy cơ cao đối với đối tượng bị tăng huyết áp và đái tháo đường.

Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của người bệnh. Điều này là do vùng bị ảnh hưởng thường mỏng hơn và yếu hơn, và nếu bị nhiễm trùng, nó có thể là một vết loét lớn. Điều nghiêm trọng hơn là suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra tắc nghẽn tĩnh mạch, do cục máu đông di chuyển ngược lại từ vùng bị ảnh hưởng về tim, do đó ngăn cản quá trình lưu thông máu. Trong trường hợp xấu nhất, những người mắc phải biến chứng suy tĩnh mạch có thể phải tháo khớp, thâm chí đối mặt với nguy cơ tử vong.

Phương án phòng ngừa và điều chữa suy giãn tĩnh mạch chân tay hiệu quả

Do sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch ra đời và mang lại hiệu quả rất cao như phẫu thuật laser, đốt nhiệt hay cắt bỏ các đoạn tĩnh mạch. Tại chỗ.

Tuy nhiên, tất cả các phương pháp trên đều tốn kém và mất thời gian. Vì vậy, việc thiết lập một lối sống khoa học, lành mạnh thông qua các biện pháp phòng bệnh chính là cách giúp bệnh suy giãn tĩnh mạch không gây phiền toái đến cuộc sống của bạn.

Để tránh nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, cần hạn chế cho cơ thể nằm tĩnh lâu bằng các hoạt động: đi bộ, chơi thể thao hoặc yoga và chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ, tăng cường vận động phù hợp nơi làm việc. Ngoài ra, bạn có thể mang vớ y khoa và sử dụng các loại thuốc, thuốc hỗ trợ quá trình hồi phục của tĩnh mạch.