399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Những chiếc xe đẩy hàng là phương tiện trong ngõ hẻm Hà Nội

Những chiếc xe đẩy hàng là phương tiện trong ngõ hẻm Hà Nội

Để hiểu vì sao những chiếc xe đẩy hàng là phương tiện duy nhất để chở hàng hoá vào trong những căn nhà ở trong ngõ hẻm của phố cổ Hà Nội thì bạn phải biết tới những con đường cực bá đạo ở đây.

Xe đẩy hàng chuyên dụng

Không phải tự nhiên mà việc di chuyển hàng hoá vào trong hẻm Hà Nội lại phải dùng tới những chiếc xe đẩy hàng. Vì những con đường ngoằn nghèo, vì những ngôi nhà xây dựng bá đạo,.. xem thêm những bức ảnh của phố cổ Hà Nội thì ta lại càng hiểu thêm về vấn đề này.

Bản đồ Hà Nội năm 1986 ghi tên gần như đầy đủ các ngõ Hà Nội. Tuy nhiên, những lần phát hành sau đó, tên các ngõ dần ít đi, nhiều đoạn ngõ để trống, chỉ còn những đường trắng nhỏ hoặc bị lược bớt.

Lý do là Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, tờ bản đồ một mặt vừa to ra, một mặt thu tỷ lệ lại, có vẻ không còn chỗ để ghi chi chít tên ngõ. Nhưng một lý do nữa, ngõ đã không còn quan trọng trong việc thể hiện mạng lưới giao thông bản đồ, khi đã có nhiều đường lớn mở rộng, những cây số dài thườn thượt đi ra ngoại thành.

Đấy là trên bản đồ. Còn trên thực địa, ngõ lại chiếm ưu thế khi diện tích những căn nhà Hà Nội bé nhỏ, không đủ lớn để chiếm một phần tư ô bàn cờ tạo nên bởi hai đường phố. Những miếng đất nhỏ đủ để dựng những ngôi nhà hình ống tựa như những tinh thể muối đứng san sát bên nhau. Chúng rời rạc mà lại đông đặc một khối.

Ngõ hiếm khi là đường thẳng, mà nhiều khi khúc khuỷu, ngoằn ngoèo. Sự so le, khấp khểnh tạo ra một bố cục dễ gây cảm hứng cho nhiếp ảnh hay mỹ thuật. Bùi Xuân Phái vẽ những mái nhà không đều nhau là nghệ sĩ của một đô thị như thế. Sẽ là một Phái khác nếu ở một TP mà các dãy nhà đều tăm tắp như mạ cấy chăng dây. Cho đến giờ, những nhà chồng diêm, những phố Hàng Bạc, những ngõ Phất Lộc vẫn còn được nhớ là nhờ tranh Phái cùng nhiều hậu duệ vẽ đi vẽ lại, cho dù đến nay hình hài phố đã biến dạng. Như thế cũng còn may mắn hơn những khu tập thể thời bao cấp đã xuống cấp mà chẳng có họa sĩ nào để lại danh tác cho đời sau. Ở các khu tập thể trước đây không tồn tại khái niệm ngõ, nhưng giờ đây dưới áp lực dân sinh, của sự quản lý lỏng lẻo, chúng đã trở thành nhà ống biến hình từ căn hộ, chồng chất lên nhau và chia sẻ những lối đi ngoắt ngoéo hệt những con ngõ truyền thống.

Những con ngõ Hà Nội thực tế là sản phẩm để lại của đời sống làng xã xưa, khi sinh hoạt dựa trên cơ sở sản xuất nông nghiệp hay thủ công, giao thông cơ bản là đi bộ. Chi phí để làm đường đi lại hoàn toàn dựa trên đóng góp của cư dân, vì vậy hầu hết các con ngõ có một cữ bề rộng tối đa vừa một chiếc xe trâu. Những ngôi làng ban đầu gồm các gia đình có thửa đất sở hữu được tính theo đơn vị sào Bắc Bộ (360m2), qua thời gian, những sào đất ở, thậm chí đất vườn, ao được chia sẻ cho các con hay bán cho người ngoài.

Những miếng đất không còn vuông vắn, so le nhau để chừa lại ngõ hẹp cho những miếng trong cùng có lối đi. Khi ngôi làng được đô thị hóa, những miếng đất chỉ là nơi ở và các con ngõ vốn dành cho cuộc sống làng xã lại đối diện với những mâu thuẫn của đời sống tiện nghi vật chất đô thị như xe cộ, đồ đạc - những thứ có kích thước cồng kềnh và chóng đổi mốt hơn nhiều so với những chiếc xe trâu hay những sập gụ, tủ chè hàng trăm năm không suy xuyển. Các ngôi nhà ba gian hai chái truyền thống trên các mảnh đất đủ rộng đã trở thành nhà ống ken nhau trong ngõ ngách.

Có thể thấy, ngõ là dành cho một đời sống ít biến động. Sự biến đổi mau lẹ của quá trình đô thị hóa khiến hệ thống ngõ gặp nhiều bế tắc trong phát triển. Ở những đô thị cổ châu Âu, chẳng hạn Venice - nơi cũng tồn tại rất nhiều ngõ ngách, hình thái cư trú đã ổn định từ hàng trăm năm, xe máy gần như không có, phương tiện giao thông trong ngõ duy nhất là các xe đẩy hàng. Thêm nữa, những nơi này thuộc về khu vực di sản kiến trúc và lịch sử, khác với hệ thống ngõ Hà Nội thường bị bỏ mặc trong quá trình bảo tồn, quy hoạch. Vậy là, có một không gian rộng lớn của đô thị Hà Nội đặt ra vấn đề giải phóng quỹ đất và cơ cấu lại hình thái cư trú, kết hợp với tính toán giao thông, để có thể tạo ra sức hấp dẫn cảnh quan, thay vì đang là những khu vực cằn cỗi nhất của TP.