399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • Người trầm cảm thường đăng nhiều ảnh lên mạng xã hội?

Người trầm cảm thường đăng nhiều ảnh lên mạng xã hội?

Một vấn đề mới được đưa ra bàn luận mới đây liên quan tới những người thường xuyên đăng ảnh lên mạng xã hội, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm?

Người trầm cảm thường đăng nhiều ảnh lên mạng xã hội?

Thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội, bạn có thể nhận thấy được một số cá nhân có xu hướng đăng ảnh lên trang cá nhân của họ rất thường xuyên, với các mức tần suất đăng ảnh khác nhau. Theo nhiều chuyên gia, những người có thói quen như vậy thuộc nhóm có tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm rất cao, vì đó là hành động của việc cần sự quan tâm, chia sẻ từ những người khác với mình.

Trên các trang mạng xã hội, việc một người dùng đăng ảnh, các dòng trạng thái của bản thân để chia sẻ với những người xung quanh là điều bình thường. Tuy nhiên, khi một ai đó có tần suất đăng quá nhiều, điều đó chứng tỏ rằng họ đang cảm thấy cô đơn, muốn tìm một nơi nào đó để giải bày những tâm sự, suy nghĩ của bản thân. Đó cũng được coi là một trong những dấu hiệu của người mắc bệnh trầm cảm từ nghiên cứu của các chuyên gia.

Đăng nhiều ảnh lên mạng xã hội có thể là một dấu hiệu trầm cảm, đó là phát hiện từ một nghiên cứu của Mỹ.

Phân tích cũng tiết lộ rằng những bức ảnh do người bị trầm cảm đưa lên mạng xã hội thường chứa đựng khuôn mặt, nhưng khó có thể áp dụng bộ lọc.

Các nhà khoa học tại Đại học Harvard và Vermont đã thiết kế một máy tính được lập trình để xác định những người bị trầm cảm thông qua các bài đăng trên mạng xã hội mà các tác giả cho rằng sẽ hứa hẹn một hệ thống cảnh báo kích hoạt bằng thuật toán dành cho những người có nguy cơ bị bệnh tâm thần.

Hãy tưởng tượng một ứng dụng bạn có thể cài đặt trên điện thoại sẽ gửi tin báo đến bác sĩ để kiểm tra khi hành vi của bạn thay đổi, BS. Christopher Danforth, Đại học Vermont giải thích.

Công bố trong tạp chí EPJ Data Science, nghiên cứu đã chứng minh hệ thống chẩn đoán chính xác trầm cảm trong 70% số lần.

Ngược lại, nếu không có trợ giúp, các bác sĩ gia đình chỉ đưa ra chẩn đoán đúng ở hơn 40% số trường hợp.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bức ảnh do những người bị trầm cảm đăng lên thường có màu sắc ảm đạm hơn và thu hút nhiều bình luận ​​của những người khác hơn so với những người không bị trầm cảm.

BS. Christopher Danforth nhận định: "Với sự chia sẻ ngày càng tăng của các tương tác xã hội diễn ra trên mạng, tiềm năng nhận dạng các dấu hiệu cảnh báo sớm cho một loạt các bệnh tâm thần và thể chất là rất to lớn.

"Hãy tưởng tượng một ứng dụng bạn có thể cài đặt trên điện thoại sẽ gửi tin báo đến bác sĩ của bạn để kiểm tra khi hành vi của bạn thay đổi theo hướng xấu, thậm chí trước khi bạn nhận ra có vấn đề".

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng chương trình máy tính để phân tích 43.950 bức ảnh, sau đó tiếp nhận 166 người sử dụng một ứng dụng mạng xã hội phổ biến, trong đó 71 người có chẩn đoán trầm cảm lâm sàng.

Chương trình phân tích các bức ảnh về những chi tiết liên quan đến những cá nhân khỏe mạnh và trầm cảm.

Điều này sau đó được sử dụng để xem liệu chương trình có thể dự đoán người nào sẽ có chẩn đoán trầm cảm bằng cách chỉ xem những bức ảnh được đăng trước khi chẩn đoán.

BS. Andrew Reece, đồng tác giả của nghiên cứu tại Đại học Harvard, cho biết: "Mặc dù cỡ mẫu khá nhỏ nhưng chúng tôi có thể quan sát thấy sự khác biệt về đặc điểm của các bài đăng trên mạng xã hội giữa những người có và không bị trầm cảm.

"Điều quan trọng là chúng tôi cũng chứng minh rằng các dấu hiệu của trầm cảm có thể được quan sát thấy trong những bài được đăng trước khi người đó nhận được chẩn đoán trầm cảm".

Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ cần nghiên cứu tiếp tục trên số người tham gia lớn hơn trước khi một hệ thống cảnh báo sớm đáng tin cậy có thể được sử dụng rộng rãi.

Các chương trình tương lai cũng cần phải vượt qua các rào cản pháp lý xung quanh các bức ảnh riêng tư và dữ liệu cá nhân.