399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Ngăn chặn tái phát chứng suy giãn tĩnh mạch sau điều trị

Ngăn chặn tái phát chứng suy giãn tĩnh mạch sau điều trị

Hiện nay, việc điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch có nhiều bước tiến mới hiệu quả hơn, bên cạnh việc áp dụng các liệu pháp chữa trị với y khoa hiện đại, người bệnh còn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y đặc hiệu khác.

Tuy có thể khắc phục được căn bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng đây là loại bệnh lý mạn tính nên việc tái phát sau điệu trị là khó lòng tránh khỏi. Vậy, các biện pháp để ngăn chăn sự tái phát của chứng suy giãn tĩnh mạch sau điều trị ra sao? Và cách tốt nhất để hỗ trợ điều chữa hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nói chung là gì?

Thực tế cho thấy, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là vấn đề sức khoẻ vô cùng khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên, đây lại là căn bệnh khá phổ biến nhất là trong xu hướng nền kinh tế phát triển như ngày nay. Theo TTTT Công nghệ Sinh học VN ước tính rằng có khoảng 20% ​​người trưởng thành bị suy giãn tĩnh mạch vào một thời điểm nào đó trong đời. Suy giãn tĩnh mạch gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh với những dấu hiệu thường gặp như:

- Đau sau khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

- Ngứa ở khu vực xung quanh tĩnh mạch có vấn đề

- Đỏ ửng và sưng tấy da

- Tê buốt và chuột rút bắp cơ

- Cảm giác đau hoặc nặng nề

- Rò rỉ máu từ tĩnh mạch

- Mắt cá chân sẫm màu

- Nhiễm trùng và hoại tử da nếu trở nặng

Ngăn chặn tái phát chứng suy giãn tĩnh mạch sau điều trị

Phòng ngừa tái phát chứng suy giãn tĩnh mạch sau điều trị

Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch quay trở lại sau trị liệu như:

- Tái khám theo chu kỳ: Sau khi điều trị, bệnh nhân cần quay lại tái khám. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng các tĩnh mạch có vấn đề đã được loại bỏ hoàn toàn và lập kế hoạch hành động bổ sung nếu cần thiết.

Thông thường, các tĩnh mạch bị tổn thương không thể nhìn thấy bằng mắt thường, và ngay cả khi có thể, rất khó để xác định độ sâu của mạch máu từ bên ngoài. Để làm điều này, siêu âm sẽ là cần thiết. Sau khi siêu âm, bác sĩ sẽ xác định vấn đề và đưa ra các giải pháp điều trị cần thiết. Trong quá trình tái khám, bác sĩ cũng sẽ đánh giá mức độ hồi phục của bệnh nhân.

- Duy trì lối sống lành mạnh: Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch là do lối sống ít vận động. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như hút thuốc lá và béo phì.

Đây là những thứ hoàn toàn có thể kiểm soát và thay đổi được. Ngay cả khi bạn đã được điều trị suy giãn tĩnh mạch nhưng vẫn tiếp tục ngồi, đứng nhiều và ít vận động hoặc tiếp tục hút thuốc và tăng cân thì vấn đề sẽ nhanh chóng quay trở lại.

Do đó, điều quan trọng nhất để chấm dứt cảm giác giãn tĩnh mạch sau khi điều trị là duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh, không đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài, không hút thuốc lá,...

Trong vài tuần đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị, bạn nên mang vớ nén theo chỉ dẫn của bác sĩ và sau đó mang chúng sau mỗi lần tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ để tránh giãn tĩnh mạch. Nếu không thực hiện được những điều này sau khi điều trị, các tĩnh mạch khó coi sẽ tái phát và thậm chí còn nặng hơn trước.

Trên đây là một vài thông tin có thể hữu ích được cho mục tiêu tham khảo cách phòng ngừa tái phát chứng suy giãn tĩnh mạch chân của bạn. Chúc bạn luôn có sức khoẻ tốt!

Sưu tầm