399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Kiểm định hệ thống lạnh làm thế nào đúng?

Kiểm định hệ thống lạnh làm thế nào đúng?

Hệ thống lạnh sẽ không thể nào hoạt động ổn định và an toàn nếu như chúng ta sử dụng một thời gian dài mà không tiến hành kiểm định. Kiểm định hệ thống lạnh là cách để phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh và kịp thời khắc phục, nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động và hạn chế tai nạn lao động với hệ thống lạnh.

Hệ thống lạnh ngày nay không còn là một khái niệm mơ hồ mà thực sự rất thân thuộc với người tiêu dùng. Nó đem lại những công dụng vô cùng to lớn, từ việc trang bị cho các thiết bị làm lạnh phục vụ nhu cầu làm mát của con người; là mặt hàng để kinh doanh sản xuất cho đến việc trở thành hàng hóa để kinh doanh và đem lại lợi nhuận lớn. Nhưng đi kèm với ích lợi to lớn của việc sở hữu hệ thống này chính là những nguy hiểm luôn rình rập nếu chất lượng của hệ thống không được kiểm định cẩn thận.

Vì sao phải kiểm tra hệ thống làm lạnh thường xuyên?

- Vì hệ thống lạnh là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Thông tư 32/2011/TT – BLĐTBXH được ban hành bởi Bộ Lao động và Thương binh xã hội Việt Nam.

- Hệ thống lạnh có chứa các hệ thống bình áp lực do đó rất dễ xảy ra nổ, do đó kiểm định là để đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng và người lao động.

- Để kiểm tra tình trạng của máy.

- Phát hiện những hư hỏng, tiên đoán những hư hỏng để có biện pháp xử lý.

- Kiểm định hệ thống lạnh là chấp hành tốt pháp luật và là nâng cao ý thức con người.

kiểm định hệ thống lạnh

Quy trình kiểm định chất lượng hệ thống lạnh

Hiện nay theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam những hệ thống lạnh phải tiến hành kiểm định định kỳ (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104: 1996), trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5 kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5 kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.

Các bước tiến hành:

- Kiểm tra kĩ thuật bên ngoài: mặt bằng, vị trí lắp đặt, hệ thống chiếu sáng, vận hành, hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét, các loại đường ống dẫn, các loại van,…

- Kiểm tra kĩ thuật bên trong: tình trạng bề mặt kim loại; tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn; tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực; các bình chịu áp lực trong hệ thống có ống chùm;…

- Kiểm tra kĩ thuật, thử nghiệm: sức bền của các bình chịu áp lực trong hệ thống lạnh; độ bền; có biện pháp cách li các thiết bị để đảm bảo các thiết bị bảo vệ tự động;…

Các thông số khi sử dụng hệ thống lạnh được ghi chép đủ vào bảng, có chú thích rõ ràng (nếu cần)

Những lưu ý khi sử dụng hệ thống lạnh

- Thường xuyên rửa sạch lưới lọc không khí.

- Bảo vệ tốt phiến tỏa nhiệt của bộ ngừng tỏa lạnh và bộ tỏa nhiệt. Các phiến toả nhiệt ấy làm bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng. Nó rất mỏng nên không chịu được sự va chạm. Nếu các phiến nhôm ấy bị hỏng, bẹp thì hiệu quả toả nhiệt sẽ kém đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ.

- Bảo vệ hệ thống làm lạnh, bên trong hệ thống làm lạnh chứa đầy chất ga làm lạnh, nếu làm hỏng các linh kiện, hoặc ống dấn mà hệ thống làm lạnh gây rò rỉ ga làm lạnh thì máy điều hoà không thể làm lạnh được.

- Sau khi tắt máy (hoặc mất điện) phải đợi 2 phút sau mới được mở máy nếu chưa đủ 5 phút đã mở máy thì sự thăng bằng áp lực của hệ thống chưa đạt yêu cầu.