399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Hướng dẫn quy trình kiểm định máy nén khí

Hướng dẫn quy trình kiểm định máy nén khí

Theo quy định cơ quan đơn vị sử sụng máy nén khí phải tiến hành kiểm định để đảm bảo an toàn lao động.

Các bước kiểm định máy nén khí.

1. Thời gian và hình thức kiểm định máy nén khí gồm bao gồm Kiểm định lần đầu, là hoạt động thẩm tra thiết bị khi vừa hoàn tất chế tạo và triển khai sử dụng, trong đợt kiểm định sẽ tiến hành siêu âm các mối hàn, đường hàn, bề dày Bình, kiểm định thử vận hành, thủy lực, thử kín. Trong trường hợp máy nén khí được nhập khẩu đơn vị sử dụng có thể lượt giảm hoạt động thử thủy lực, siên âm mối hàn,đuờng hàn vì các thông số, điều kiện này đã được kiểm định trước và thông tin cho đơn vị nhập khẩu. Kiểm định định kỳ được tiến hành trong thời gian sử dụng máy theo năm, tháng, quý và theo thời gian, theo lượt kiểm định. Kiểm định bất thường là hoạt động được triển khai khi có sự thay đổi vị trí lắp đặt thiết bị hoặc thiết bị đã có va chạm, xuất hiện tình hình biến dạng, hoạt động kiểm định này được tiến hành ngay khi có hiện trạng thay đổi xảy ra. Tiêu chuẩn thời hạn kiểm định máy nén khí được tính từ lần kiểm định đầu tiên cho đến dưới 3 năm tiếp theo. Kiểm định định kỳ sẽ tùy thuộc vào tần suất sử dụng máy nén khí, các chính sách bảo hành. Các loại máy,bình không có nguồn gốc rõ ràng hoặc các thiết bị được sử dụng ngoài trời có nhiệt độ cao và không có chế độ bảo quản như ngoài công trường thì phải kiểm định hàng năm.

kiểm định máy nén khí

2. Các công tác Kiểm định máy nén khí gồm hoạt động thẩm tra, kiểm định bên ngoài, đơn vị thẩm định sẽ tiến hành quan sát có xảy ra hiện tượng biến dạng của Bình, và nơi lắp đặt có đạt tiêu chuẩn không? Sơn được phủ bên ngoài còn dày hay đã bị ăn mòn, hình thức sơn còn mới không? Có xảy ra hiện tượng rỉ sét, có thiết lạp van an toàn, thiết bị đo lường…. Tiếp theo là công tác kiểm định kỹ thuật, các đơn vị kiểm định sẽ sử dụng các thiết bị chuyên nghiệp trong công tác thẩm tra như dụng cụ chỉnh van an toàn, thiết bị đo lường, thiết bị kẹp chì, đo điện trở cách điện, thiết bị siêu âm bề dày….

3. Đơn vị sử dụng máy nén khí khi chỉ đạo nhân sự thực thi, vận hành máy nén khí thì phải tuân theo Thông tư của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội là nghiêm túc triển khai công tác Huấn luyện an toàn vận hành thiết bị áp lực, việc học được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ rõ ràng. Đơn vị kiểm định máy nén khí củng sẽ thẩm tra chứng chỉ này trong quá trình kiểm định.

4. Chi phí kiểm định máy nén khí có liên quan nhiều đến hiện trạng và tình hình thực tế của máy nén nên các đơn vị kiểm định phải tiến hành thẩm tra để có chi phí chính xác.

5. Theo thông tư 32/2011/TT – BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội ban hành 14 tháng 11 năm 2011 thì các loại thiết bị nén khí có áp suất làm việc vượt địnhmức 0,7bar thì phải tiến hành kiểm định.