399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Đi bộ có hữu ích gì để phòng tránh suy giãn tĩnh mạch chân?

Đi bộ có hữu ích gì để phòng tránh suy giãn tĩnh mạch chân?

Việc luyện tập thể dục thể thao (đi bộ) thường xuyên không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn góp phần phòng tránh hữu hiệu bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy, đi bộ có tác động hữu ích gì cho việc ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?

Theo nguyên cứu lâm sàng cho thấy, tình trạng số người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đang có chiều hướng tăng với nguy cơ trẻ hóa. Số liệu nghiên cứu cho thấy người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ trung niên có tỷ lệ mắc bệnh lên đến gần 37%, và với lứa tuổi nghỉ hưu thì con số này lên đến hơn 49%. Điều này cho thấy mức độ khá phổ biến của bệnh giãn tĩnh mạch ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy, suy giãn tĩnh mạch có biến chứng ra sao? Và để phòng ngừa cũng như điều chữa hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thì người bệnh có nên luyện tập thể dục, có nên đi bộ hay cần lưu ý những vấn đề gì không?

Thông tin khái quát bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

Hệ thống tĩnh mạch của chân có nhiệm vụ lưu thông máu ở vùng chân về tim. Khi chân di chuyển, các cơ co lại và giúp hút máu từ chân lên đồng thời van tĩnh mạch mở để máu đi từ chân về tim, và khi chân thư giãn, các van này sẽ đóng lại, tạo ra dòng chảy một chiều qua các tĩnh mạch.

Tuy nhiên, khi chúng ta đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, máu sẽ bị ứ lại ở các tĩnh mạch chân, từ đó làm tăng áp lực trong tĩnh mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể làm hỏng van tĩnh mạch và làm thành tĩnh mạch bị suy yếu. Khi suy giãn tĩnh mạch càng nặng, tình trạng trào ngược sẽ càng tăng lên nhiều hơn. Kết quả là, các tĩnh mạch giãn nở, uốn cong dưới da hoặc làm viêm các mô xung quanh, gây viêm da và loét chân....

Mức độ nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch cụ thể ra sao?

Thực tế hiện nay cho thấy, ngày càng có nhiều người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là nữ giới, tuy nhiên, nam giới không nên chủ quan với tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 15-20% các trường hợp.

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân, nhưng thường gặp nhất là do lối sống ít vận động, phải đứng, ngồi lâu, làm việc nặng, phụ nữ có thai, người cao tuổi... Đặc biệt, suy giãn tĩnh mạch chân trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện nên người bệnh chủ quan hoặc nhầm với bệnh lý khác. Về mức độ nguy hiểm, tuy không gây chết người nhưng suy giãn tĩnh mạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân, thậm chí ở mức độ nghiêm trọng sẽ có tình trạng loét, viêm nhiễm trùng, hoại tử buộc phải tháo khớp, ngoài ra, bệnh còn mang đến nguy cơ nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm do có sự tích tụ các khối máu đông ở vùng suy tĩnh mạch theo hệ hô hấp di chuyển về tim.

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân hiện nay không khó để điều trị, người bệnh có thể sử dụng 1 trong 3 phương pháp điều trị phổ biến là thuốc Tây, phẫu thuật hoặc thuốc Đông y. Các phương pháp này sẽ giúp tăng sức đề kháng cho thành tĩnh mạch và hỗ trợ quá trình lưu thông máu, từ đó chống trào ngược và khắc phục tình trạng bị giãn tĩnh mạch.

Đi bộ có hữu ích gì để phòng tránh suy giãn tĩnh mạch chân?

Đi bộ (tập luyện thể dục) có ảnh hưởng ra sao đối bệnh lý suy tĩnh mạch chân?

Khi đứng im, đôi chân của bạn sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch do bị không có ngoại lực tác động lên lòng bàn chân sinh áp lực đẩy máu về tim một cách thường xuyên. Ngược lại, khi chạy bộ hoặc đi bộ, gót chân được nâng lên, và máu trong tĩnh mạch gót chân và lòng bàn chân được đẩy vào các tĩnh mạch sâu của chân. Khi đó, sự co bóp của các cơ bắp chân sẽ đẩy máu đến các tĩnh mạch ở đùi. Bằng cách này, máu dồn đến các tĩnh mạch cao hơn và sau đó trở về tim một cách thường xuyên hơn.

Việc co cơ khi đi bộ sẽ giúp van tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Áp lực cơ lên ​​hệ thống tĩnh mạch sâu đo được khi tập thể dục cao hơn nhiều so với khi chân không hoạt động. Điều này giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến tim, giảm sự trì trệ và áp lực lên hệ thống tĩnh mạch bề mặt

Trong một thí nghiệm để đánh giá sự thay đổi của áp lực tĩnh mạch bề ngoài khi đi bộ, một cây kim nhựa đã được đưa vào tĩnh mạch bề mặt của bàn chân người và kết nối với cột nước. Bất động, cột nước dâng lên trên tim. Trong quá trình gập cổ chân liên tục, cột nước giảm 50-60%. Thử nghiệm mô phỏng đi bộ này cho thấy trong quá trình tập thể dục, áp lực trong tĩnh mạch nông giảm mạnh.

Do đó, đi bộ giúp đẩy máu từ các tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, từ đó giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch bề ngoài và giúp giảm thiểu tình trạng lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch. Hay cụ thể hơn: co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động tốt. Áp lực cơ lên ​​hệ thống tĩnh mạch sâu đo được khi tập thể dục cao hơn nhiều so với khi nằm. Từ đó, giúp thúc đẩy máu trở về tim, giảm tình trạng ứ đọng và áp lực lên hệ thống tĩnh mạch nông. Đi bộ cũng giúp đẩy máu tốt hơn từ các tĩnh mạch sâu vào tim, do đó giảm áp lực lên các tĩnh mạch bề mặt. Từ đó làm giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người bị suy tĩnh mạch mãn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày có nguy cơ bị loét chân cao hơn những người hoạt động trên 10 phút. Hiệp hội phẫu thuật mạch máu quốc tế trên thế giới khuyến cáo bệnh nhân suy tĩnh mạch nên đi bộ. Những người bị loét giãn tĩnh mạch chân bị hạn chế khả năng vận động của mắt cá chân nên cần tập vật lý trị liệu mắt cá chân và giảm đau trước khi đi bộ.

Có thể chứng minh rằng đi bộ là một hoạt động tốt để cải thiện hoặc ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch tứ chi. Nhiều chuyên gia y tế khuyến khích bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tham gia tập thể dục và phổ biến nhất là đi bộ.