399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Công nghệ xử lý mối cho đê đập bằng thuốc diệt mối

Công nghệ xử lý mối cho đê đập bằng thuốc diệt mối

Áp dụng tiêu chuẩn ngành 14 TCN 88 - 93, yêu cầu xử lý mối tại các khu vực khác nhau là khác nhau, do vậy, nội dung công nghệ xử lý phòng trừ mối bằng thuốc diệt mối đ­ược chúng tôi chia ra nh­ư sau:
1. Đối với các tổ mối ở trong khu vực thân đập
Yêu cầu xử lý mối trong khu vực này: diệt chết các đàn mối, phụt dung dịch sét lấp bịt cáchang rỗng và hệ thống hang giao thông do mối gây ra trong nền đập, do vậy các công tác xửlý mối bao gồm:
1.1. Khoan tạo lỗ
- Trên mỗi tổ, khoan một lỗ vào tâm tổ.
- Độ sâu hố khoan đến đáy của tổ.
- Dùng máy khoan guồng xoắn YKB 12/25 do Nga chế tạo và đã đ­ược cải tiến, độ dài cần khoan là 1m.
- Mỗi kíp khoan 0,5m. Phoi khoan đ­ược đ­ưa ra cách lỗ khoan từ 0,2-0,5m để tránh lỗ khoan khỏi bị lấp khi rút cầnkhoan, sau khi rút cần khỏi hố khoan, miệng hố đư­ợc che chắn tránh sụt lở.
1.2. Phụt thuốc diệt mối và dung dịch vữa sét lấp bịt tổ mối
Thiết bị sử dụng cho quá trình này là thiết bị phụt liên hoàn của công ty Cổ phần Vật tư, thiết bị và xây lắp Giang Sơn.Địa chỉ: 164 Nguyễn Thị Duệ – Thanh Bình – Hải Dương.
1.2.1. Phụt thuốc diệt mối
Sau khi hoàn tất công tác khoan tạo lỗ, tiến hành công tác phụt thuốc diệt mối trong hố khoan, các bước tiến hànhnhư sau:
- Phễu xả thuốc được đặt sâu vào miệng hố khoan, giữ cố định phễu.
- Thuốc diệt mối được pha sẵn trong bình chứa của hệ thống phụt liên hoàn, sau đó xả áp từ từ vào bình chứa thuốcđể đẩy thuốc đến phễu xả. Đối với công tác phụt thuốc diệt mối, áp lực được tăng dần tới 0,5 at. Thiết bị phụt thuốcđược bố trí như­ hình 1.
Thuốc diệt mối là các loại thuốc được phép sử dụng theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp vàPTNT ban hành hàng năm. Nồng độ tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc.
1.2.2. Phụt sét lấp bịt tổ mối
- Mục đích: lấp bịt các khoang rỗng do mối gây ra trong nền đập.
- Công việc này đ­ược tiến hành sau công việc phụt thuốc diệt mối.
- Thiết bị phụt vữa gồm: máy tạo vữa, máy tạo áp lực, bình chịu áp lực đựng dung dịch vữa, thiết bị được bố trí nh­ưhình 1. Các công tác đ­ược tiến hành như­ sau:
+ Tạo dung dịch vữa sét: tỷ trọng của dung dịch sét sau khi chế tạo phải đạt đ­ược từ 1,2-1,3g/cm3.
+ Áp lực phụt: tăng áp lực phụt từ từ, áp lực phụt tối đa là 2at. Trong quá trình phụt, Nếu dụng dịch vữa sét phòi rangoài theo các hang giao thông thì phải dùng biện pháp thủ công đầm nện mặt phản áp. Đối với những tổ mối có l­ượng vữa phụt >2000 lít thì sau 72 giờ phải phụt bổ xung.
+ L­ượng dung dịch vữa sét phụt mỗi tổ từ 200 - 400 lít, tính trung bình là 300 lít/tổ.
2. Đối với những tổ mối ở môi trư­ờng xung quanh nền đập
- Yêu cầu xử lý mối trong khu vực: chỉ cần diệt chết các đàn mối mà không phải lấp bịt các khoang rỗng và hệ thốnghang giao thông do mối gây ra. Do vậy, các công việc đ­ược tiến hành nh­ư sau:
+ Khoan tạo lỗ tại các vị trí tổ mối (tiến hành như­ công tác 1.1).
+ Phụt dung dịch thuốc diệt mối (tiến hành nh­ư công tác 1.2.1).