399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • 7 bước sơ cứu tại nhà khi trẻ bị chảy máu cam

7 bước sơ cứu tại nhà khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là hiện tượng thường thấy ở trẻ em. Vậy cách nào để cầm máu cho các bé hiệu quả nhất? Tham khảo cùng bài viết.

7 bước sơ cứu tại nhà khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam có dấu hiệu cụ thể như máu chảy ra ngoài mũi, vào trong và sau đó được khạc nhổ. Trẻ bị chảy máu mũi do mắc một số bệnh lý ở mũi tại chỗ hoặc toàn thân. Trường hợp hay gặp nhất do viêm, ngứa mũi. Lúc đó, trẻ nhỏ đưa tay vào ngoáy, xì mũi mạnh để gỉ văng ra khiến vỡ điểm mạch, gây chảy máu.

Chảy máu cam với lượng máu ít, dai dẳng và xuất hiện một bên mũi là chảy máu mũi trước. Trẻ em thường bị trường hợp này nhiều hơn, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, người lớn có quan niệm sai lầm khi cầm máu cho trẻ nhỏ như bắt trẻ ngửa đầu về sau, bịt chặt mũi. Lúc ấy, lượng máu độc chuyển xuống dạ dày, khiến các bé sặc, ho ra máu, gây ra hiện tượng choáng váng, ngất xỉu.

Xử trí khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thường chảy máu cam ở một bên, đôi khi cũng có thể ở cả hai bên. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt gây ra cho trẻ tâm lý sợ hãi. Dưới đây xin giới thiệu một số cách xử lý cần làm ngay khi trẻ bị chảy máu cam.

Nguyên nhân

Do bị tác dụng lực vào mũi làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với một số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trong mùa hè, nhiều trẻ bị nóng trong, gây ngứa ngáy làm trẻ ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.

Ngoài ra còn phải kể đến chảy máu cam do các bệnh lý, nhiễm trùng như sốt do virus, viêm gan mạn tính, tiểu đường, suy thận, dị ứng...,

Xử trí

Khi trẻ bị chảy máu cam thì trước tiên bạn phải thật bình tĩnh, cho trẻ ngồi xuống ghế và hơi ngả ra phía trước (gập người về phía trước) sao cho vị trí mũi cao hơn vị trí tim. Vì khi ở vị trí này, máu sẽ chảy ra ngoài hai lỗ mũi mà không chảy ngược vào họng trẻ.

Dùng hai ngón tay (ngón cái & ngón trỏ) để bóp chặt liên tục hai cánh mũi của trẻ để chúng chụm lại với nhau trong khoảng 10 phút. Khi ấy, cho trẻ thở bằng miệng.

Bạn có thể sử dụng khăn lạnh đắp ở phần sống mũi củatrẻ để cầm máu.

Dặn trẻ thật kỹ, tuyệt đối không được nuốt máu bởi nếu trẻ nuốt vào thì có thể gây nôn hoặc tiêu chảy ở trẻ sau đó.

Nhỏ một giọt chanh vắt vào trong lỗ mũi trẻ. Máu sẽ nhanh chóng ngừng chảy.

Dùng một miếng gạc lạnh hay một túi đá chườm để chườm lên trên cánh mũi. Khi máu đã ngưng chảy bạn dặn trẻ không nên khụt khịt, hắt hơi hay ngoáy mũi vì sẽ rất dễ khiến cho máu chảy lại.

Sau khi bạn đã cầm được máu cho trẻ, hãy rửa mặt cho trẻ thật sạch với nước lạnh, thái một củ hành và cho trẻ ngửi. Tiếp đó, bạn cũng có thể cho trẻ ăn một chút mật ong hoặc đường.

Nếu chảy máu kéo dài trên 15 phút, chảy máu cam sau khi bị ngã, bị chấn thương đầu hoặc thường xuyên bị chảy máu cam cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.