399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Hỏi đáp
  • Trình tự để lắp được coppha cột

Trình tự để lắp được coppha cột

Coppha cột là một trong những dụng cụ cần thiết để xây dựng cột trụ chính cho các công trình xây dựng. Đây là một trong những vật liệu xây dựng cực kì thiết yếu của một công trình. Vậy cùng tìm hiểu quy trình để lắp một coppha cột có đơn giản không nha.

Coppha cột được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhừ gỗ, sắt, thép, nhựa,... những trong các côn trình xây dựng lớn thì coppha cột sẽ được dùng chủ yếu bằng coppha thép hoặc coppha sắt. Những coppha cột có tác dụng cực kì quan trọng, nó giúp định hình và giảm thời gian xây một trụ cột chính cho một trong trình. Đây như là một bước xây dựng xương sườn quan trọng để tạo nên một ngôi nhà hay một dự án. Nếu việc xây cột không tốt thì bạn không thể xây dựng được một ngôi nhà lên được, vì thế tầm quan trọng cua coppha cột là rất quan tr

cốp pha cột

Coppha cột

Tiết diện cột có nhiều dạng: vuông, chữ nhật, đa giác, tròn; kích thước lại luôn thay đổi theo các tầng nhà. Cột cũng như tường là kết cấu cao và thẳng đứng. Lực đạp của hồ bê tông lên coppha cột thường lớn hơn so với trường hợp cốp pha tường.

Coppha cột bằng gỗ, nếu làm từ những thanh ván xẻ thì trước khi lắp dựng người ta đã ghép các thanh ván lại thành tấm bằng các nẹp liên kết. Bốn tấm thành của một cột tiết diện chữ nhật gồm hai cặp tấm có chiều rông khác nhau ghép lại thành hộp, chung quanh đóng gông để chịu lực đạp ngang của hồ bê tông và đảm bảo độ cứng cho ván thành.

Khác với các thanh giằng trong cặp cốp pha tường, truyền tải trọng tai điểm; các thanh gông trong coppha cột truyền tải trọng theo đường ngang, vì vậy chúng không chị chịu kéo mà cả chịu uốn. Gông gỗ được siết chặt bằng bu lông sắt và bằng nêm gỗ, như vậy dễ lắp đặt và dễ tháo dỡ gông hơn so với các thanh giằng của cốp pha tường.

Gông sắt làm bằng bốn thanh thép, trên có trổ sẵn hai hàng lỗ dẹt để đóng nêm sắt, xiết chặt bốn tấm cốp pha thành bằng ván ép. Gông sắt tháo lắp nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn các loại gông khác, lại bền và được sử dụng nhiều lần. Nếu cạnh nào của cột rộng trên 150 cm thì nên thêm các thanh giằng đi xuyên qua bê tông cột như trong cốp pha tường.

Coppha cột cao dưới 6 m cần được chống giữ thằng đứng để khi đổ bê tông nó không bị nghiêng, lệch tim. Đầu trên các cây chống xiên giữ coppha cột thẳng đứng, được đóng đinh vào ván khuôn, còn đầu dưới tỳ lên tấm lót.

Coppha cột cao trên 6 m được giữ ổn định bằng một Giàn giáo cao bao quanh nó. Giàn giáo này gồm những khung không gian cứng, ổn định dùng làm sàn công tác cho thợ cốp thép và thợ đổ bê tông. Dựng Giàn giáo từ dưới lên, từng đoạn 3 m cột, dựng dàn lên đến đâu thì giằng và chỉnh tim coppha cột đến đó.

Giàn giáo khung không gian này gồm các giằng ngang, giằng chéo ở ba phía dàn khung; chừa lại một phía để đưa coppha cột vào trong Giàn giáo khung. Gắn puli trên đỉnh cột giáo để kéo dựng các tấm coppha cột lên và đưa chúng vào vị trí. Đóng nốt các thanh giằng ở phía chừa lại.

* TRÌNH TỰ LẮP DỰNG coppha cột NHƯ SAU:

- Cốp pha nhỏ: đóng hộp cốp pha ba mặt, rồi dựng đứng hộp lên bằng cây chống đẩy. Điều chỉnh chân hộp cốp pha vào đúng vị trí, lắp đặt lồng cốt thép cột, rồi mới đóng một tấm khuôn thứ 4.

- Cột lớn: dựng từng tấm cốp pha xung quanh cốt thép cột; điều chỉnh thẳng đứng và đóng các gông cách nhau 0,7 m một. Tiến hành chống bên ngoài coppha cột; kiểm tra lại độ thẳng đứng.

Những tấm cốp pha thành của cột lớn thường khá nặng, nên lắp ráp chúng thành hộp cốp pha hoàn chỉnh trước với các gông bó cứng xung quanh, rồi dùng cần trục cẩu cả hộp cốp pha đó lên cao để lồng vào khung cốt thép cột đã lắp đặt trước trên khung cốt thép này đã gắn sẵn các hòn kê, đảm bảo độ dày chính xác của lớp bê tông bảo vệ.