399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Thị trường vận tải hàng hóa đường biển quốc tế ở Việt Nam

Thị trường vận tải hàng hóa đường biển quốc tế ở Việt Nam

Nhu cầu vận tải hàng hóa đường biển đi quốc tế tại thị trường Việt Nam luôn rất cao, đó là yếu tố tất yếu sẽ được hình thành ở một quốc gia đang có nền kinh tế phát triển.

Thị trường vận tải hàng hóa đường biển quốc tế ở Việt Nam

Mỗi ngày trôi qua vẫn có hàng loạt các chuyến hàng được vận tải đường biển ra quốc tế. Thị trường giao nhận hàng hóa đi nước ngoài như thế này chỉ thật sự phát triển ở Việt Nam khi nền kinh tế có những bước tiến mới, mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp Việt với bên ngoài đang ngày càng được mở rộng.

So với các phương thức vận chuyển khác, vận chuyển đường biển có khá nhiều ưu điểm khiến nó trở nên phù hợp hơn với nhu cầu kinh doanh của nhiều người, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Vì thế điều này cũng giải thích được lí do vì sao mà hình thức vận tải này vẫn luôn đứng đầu về số lượng hàng vận chuyển so với các đồng bạn của mình. Với tình hình như thế hẳn chúng ta ai cũng nghĩ rằng sự phát triển của các công ty vận chuyển đường biển ở nước ta khá lớn. Thế nhưng thực tế lại mang đến cho chúng ta những nhận định hoàn toàn trái ngược so với ban đầu.

1.Chi phí vận tải và bài toàn chi phí

Là hai khía cạnh không thể tách rời nhau, chúng ta đều biết chi phí vận chuyển chính là tham số quan trọng trong bài toán giá thành sản xuất. Do đó chi phí tăng sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu khá nhiều. Thế nhưng mặc dù đã cố gắng và phát triển khá mạnh trong suốt nhưng năm vừa qua nhưng ngoài việc số lượng doanh nghiệp tăng lên đáng kể thì chi phí vận chuyển đường biển ở nước ta vẫn còn khá cao so với các nước xung quanh, với mức phí chiếm từ 30-40% trị giá sản phẩm, đây quả thật là một gánh nặng khá lớn đối với bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào và điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu quay lưng lại với các công ty vận tải đường biển trong nước và tìm đến một giải pháp tốt hơn.

2.Vận chuyển đường biển quốc tế của các doanh nghiệp nước ngoài

Nếu như làm một bài so sánh nhỏ chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng sở dĩ các công ty vận chuyển đường biển tại Việt Nam do nhiều chủ doanh nghiệp nước ngoài xây dựng thu hút được khá nhiều người so với các công ty nội địa trong nước hoàn toàn là do tính chuyên nghiệp và giá thành rẻ của chúng.

Với nguồn vốn lớn và mạng lưới đại lý rộng khắp, các doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn có lợi thế hơn trong việc thiết lập chi phí cạnh tranh cho mình, mặt khác trang thiết bị phương tiện sử dụng cũng hiện đại hơn, mang lại an toàn và bảo đảm hơn. Chính vì nguyên nhân này mà các công ty vận tải đường biển có chủ sở hữu là người nước ngoài nhận được số lượng hàng hóa vận chuyển cao hơn các doanh nghiệp trong nước khá nhiều.

Theo như thống kê cho biết, hiện nay chỉ có 15% tổng sản lượng hàng hóa do các công ty trong nước vận chuyển, đa phần các doanh nghiệp vận tải việt nam thường trở thành đối tác thuê ngoài của các doanh nghiệp vận tải nước ngoài. Chi phí thương lượng sẽ do các công ty nước ngoài quyết định.

Mặc dù chi phí vận tải đường biển hàng ghép lẻ đã giảm đi khá nhiều nhưng chi phí vận đường biển container vẫn còn khá cao, mà vận tải container đường biển lại là hình thức vận tải chính ở nước ta do đó vẫn không thể tạo ra sự chuyển dịch lớn như mong muốn.