399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Thay đổi trong quy định bảo hiểm xã hội sinh đẻ

Thay đổi trong quy định bảo hiểm xã hội sinh đẻ

Một trong những quyền lợi khi người lao động tham gia BHXH chính là những chế độ bảo hiểm xã hội sinh đẻ. Hiện nay, luật BHXH cũng có nhiều thông tin thay đổi để có thể giúp cho người lao động hưởng chế độ khi sinh đẻ được tốt hơn.

Nhiều người khi có ý định hưởng chế độ thai sản thường tìm đến dịch vụ bảo hiểm xã hội để được tư vấn thông tin và giúp cho việc làm các thủ tục được tiện lợi nhất.

Thay đổi trong quy định bảo hiểm xã hội sinh đẻ

Liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội sinh đẻ thì hiện nay, nhiều người lao động cũng đang rất sốt sắng với những thay đổi mới nhằm mang đến những điều kiện tốt nhất cho mình.

Những thay đổi trong luật bảo hiểm xã hội sinh đẻ:

Tăng mức trợ cấp thai sản

Theo đó thì trước đây, người lao động hưởng chế độ thai sản ngoài việc hưởng 06 tháng lương khi nghỉ thai sản sẽ được hưởng thêm 02 tháng trợ cấp thai sản cho mỗi con. Thế nhưng, kể từ ngàu 1/7/2017 thì mức trợ cấp này sẽ tăng theo mức lương cơ sở. Như vậy thì mức trợ cấp thai sản từ 1.210.000 đồng/tháng đã tăng lên 1.300.000 đồng/tháng. Và khi người lao động được trợ cấp thì số tiền là 2.600.000 đồng thay vì 2.420.000 đồng như trước đây.

Chế độ thai sản với nam

Nhiều người lao động cho rằng, những quyền lợi về bảo hiểm xã hội sinh đẻ chỉ dành cho lao động nữ. Thế nhưng, luật BHXH năm 2017 đã mở rộng thêm đối tượng là lao động nam khi chồng tham gia BHXH mà vợ không tham gia thì khi vợ sinh người chồng vẫn được hưởng chế độ thai sản với trợ cấp 02 tháng thai sản và được nghỉ làm việc với số ngày tương ứng theo từng trường hợp sinh con của người vợ. Thời gian nghỉ để chăm sóc vợ của người chồng được tính trong thời gian 30 ngày đầu khi người vợ sinh con.

Hỗ trợ bảo hiểm xã hội sinh đẻ sau khi sinh:

Theo quy định của luật BHXH thì trong vòng 30 ngày, kể từ ngày làm việc đầu tiên sau khi hưởng chế độ nghỉ thai sản, người lao động sẽ được nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ thêm này thì người lao động sẽ được nhận 30% lương tối thiểu chung/ngày trong trường hợp nghỉ tại nhà, hoặc 40% lương tối thiểu chung/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.

+ Nếu người lao động sinh bình thường thì nghỉ 5 ngày/ năm

+ Nếu người lao động sinh mổ thì nghỉ tối đa 7 ngày/ năm

+ Nếu người lao động mang đa thai thì nghỉ tối đa 10 ngày/ năm

Trên đây là những thông tin thay đổi mới trong luật bảo hiểm xã hội sinh đẻ mà người lao động cần nắm rõ để có thể đảm bảo các quyền lợi khi tham gia BHXH của mình một cách tốt nhất. Nó sẽ giúp cho người lao động có được những chế độ thai sản tốt hơn khi sinh con.