399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Những lưu ý khi cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp

Những lưu ý khi cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp

Ngày nay để thành lập một doanh nghiệp có vốn 100% đầu tư từ nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài tại nước Việt Nam, với cơ chế mở cửa thu hút đầu tư ngoài nước thì không có gì khó khăn cho cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp.

Cách thành lập doanh nghiệp cho cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì có rất nhiều bài viết đã đề cập đến. Nhưng với vấn đề cần chú ý và dễ sai sót trong quá trình làm thủ tục thì không ai nhắc đến. Đến khi làm sai thủ tục thì lại phải mất thời gian làm lại, gây phiền phức cho doanh nghiệp. Vậy nên bạn cùng phòng dịch vụ thành lập doanh nghiệp xem xét những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp qua bài viết sau nhé.

thành lập doanh nghiệp

Những lưu ý khi cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp

+ Lưu ý khi báo cáo tài chính của chủ dự án là người nước ngoài , phải khia báo rõ ràng nguồn vốn đầu tư từ đâu mà có, văn bản báo cáo chủ yếu xem xét chủ đầu tư nước ngoài có đủ năng lực theo sát dự án từ đến cuối cùng không. Đối với chủ doanh nghiệp là cá nhân thì là văn bản báo cáo tài chính hoặc số dư trong tài khoản ngân hàng. Nhưng với chủ doanh nghiệp là một tổ chức, công ty từ nước ngoài thì chỉ có thể chứng minh bằng cách nộp số dư tài khoản doanh nghiệp.

+ Đối với các doanh nghiệp là tổ chức hay cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa thì phải đăng ký thêm các hoạt động này, trong đó phải nêu rõ mã số HS các loại hàng hóa mà công ty xuất nhập khẩu hay phân phối.

+ Các loại giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân phải được công chứng của cơ quan chức năng không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

+ Đối với các ngành nghề đặc biệt phải có bản sao công chứng bằng cấpchứng chỉ.

+ Các văn bản giấy tờ tiếng nước ngoài phải được phiên dịch thành tiếng Việt và có xác nhận của công ty dịch thuật.

+ Phải nộp 8 bộ hồ sơ trong đó đã bao gồm 1 quyển gốc. Đóng bìa cứng thành từng quyển. Có mục lục, bìa trước viết rõ tên công ty hoặc dự án, thông tin liên hệ của người nộp hồ sơ (ở đây người nộp có thể là chủ doanh nghiệp là cá nhân người nước ngoài thành lập doanh nghiệp, người đại diện hay người được ủy quyền theo đúng pháp luật).

+ Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp muốn ủy quyền cho một người khác thay mặt mình trước pháp luật, quản lý doanh nghiệp hay thay mặt chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh kinh doanh thì phải mang theo chứng minh thư nhân dân (với người có quốc tịch Việt Nam) hoặc visa còn hạn sử dụng (cho người có quốc tịch nước ngoài), 1 bản chứng thực cá nhân hợp pháp và 1 giấy ủy quyền có chữ ký của người chủ doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời cũng là giấy chứng nhận kinh doanh, nếu hồ sơ không còn sai sót gì thì sau 30 ngày kể từ ngày nộp doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận.