399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • 9 cách nên ứng xử với trẻ tự kỷ

9 cách nên ứng xử với trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ là các bé bị ảnh hưởng chủ yếu tới hệ thần kinh, các em rất cần được sự giúp đỡ và quan tâm của mọi người đến những mong muốn và suy nghĩ của mình, vì thế với một đứa trẻ tự kỷ bạn nên ứng xử theo 9 cách sau đây.
1. Nên hiểu bệnh tự kỷ là gì?
Để có thể giúp một trẻ tự kỷ thì trước hết bạn cần phải biết bệnh tự kỷ là gì, vì sao nó lại xuất hiện ở trẻ, những nguyên nhân, tác hại nào mà bệnh tự kỷ mang lại. Bệnh tự kỷ với mỗi trẻ sẽ có một ảnh hưởng riêng biệt nên cần phải hiểu rõ trẻ bị bệnh tự kỷ càng nhiều bao nhiêu thì việc tiếp cận trẻ càng dễ dàng bấy nhiêu
2. Học cách giao tiếp với trẻ tự kỷ
Việc giao tiếp với trẻ tự kỷ cũng phải có kỹ năng vì nó khác với việc giao tiếp với trẻ thường. Bạn cần phải sử dụng rất nhiều kỹ năng khác nhau mới có thể giúp trẻ tự kỷ hiểu được, học được và thích nghi được. Có một số khóa học dạy giao tiếp với trẻ tự kỷ, khi bạn tham gia học sẽ có thêm nhiều kỹ năng đặc biệt để giúp trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng hơn.
3. Không có trẻ tự kỷ nào có bệnh giống nhau
Dù bạn có vững vàng trong kiến thức về trẻ tự kỷ thì vẫn phải chuẩn bị tinh thần và tâm lý con mình sẽ không giống với bất kì những gì mình đã được biết. Phải nhanh chóng thích nghi vào thế giới của trẻ tự kỷ, có thể với trẻ tự kỷ này bạn có thể giao tiếp bằng âm thanh, đồ vật, nhưng với trẻ khác thì phải bằng bài hát, trò chơi.
4. Không nên đánh giá quá sớm
Trẻ tự kỷ luôn tiếp thu và phát triển chậm hơn rất nhiều so với các trẻ bình thường khác, vì thế bạn không được đốt cháy giai đoạn và bắt trẻ làm đúng những gì mình đặt ra, cũng không nên đánh giá trẻ đã có khả năng nhận thức hay học tập tốt. Cần phải quan tâm, thân thiết và tạo nền tảng cho sự tin tưởng của trẻ, cần để trẻ thể hiện bản thân một cách tốt nhất.
5. Không nên kỳ thị trẻ tự kỷ
Bản thân trẻ tự kỷ hay trẻ bình thường điều muốn được yêu thương, dù một số trẻ có biểu hiện không cảm xúc, khô khan, chống đối,... Và một điều cực kỳ quan trọng và không nên kì thị và tránh né trẻ tự kỷ.
6. Nên phát triển theo nhịp độ của trẻ
Mỗi trẻ tự kỷ sẽ được phát triển theo một nhịp độ riêng, cần phải ghi chép và quan sát tốc độ phát triển của trẻ, nên nhớ không được thúc ép trẻ tiếp thu quá sức sẽ làm phản ngược tác dụng mà hay để chúng phát triển theo nhịp độ của chúng.
7. Không kỳ vọng quá nhiều
Có một sự thật là bệnh tự kỷ là căn bệnh chưa có thuốc và phương pháp trị nào được khoa học thừa nhận. Có một số trẻ có thể hiểu được bạn nhưng lại không muốn nói, hay một số muốn nói nhưng lại không thể diễn đạt được như mong muốn. Bạn không thể chờ đợi và đòi hỏi đầy đủ những gì chúng thực hiện như mình mong muốn, hay có gắng khen ngợi và khuyến khích các mục tiêu nhỏ mà bé có thể đạt được. Cách tốt nhất là hãy hài lòng với tất cả những gì trẻ có thể đạt được.
8. Nói chuyện ngắn ngọn, dễ hiểu và đơn giản
Một trong những cách nói chuyện với trẻ tự kỷ là cần nói những câu ngắn gọn, dễ hiểu và hình dung, vì trẻ tự kỷ rất kém trong việc xử lý nhiều thông tin 1 lúc, việc truyền tải thông tin tới trẻ là rất khó khăn. Vì thế để nói cho trẻ hiểu được cái gì cần phải sử dụng từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với hoàn cảnh, dùng các hình ảnh, cử chỉ để cho trẻ biết. Ví dụ muốn hỏi trẻ có đói không thì có thể nói “con đói không” rồi xoa vào bụng, chỉ vào bụng để trẻ có thể biết.
9. Kiên nhẫn và cố gắng
Bạn phải thật sự kiên nhẫn, hy vọng ít để đỡ phải kỳ vọng nhiều, tránh gặp phải thất vọng và căng thẳng khi phải dạy trẻ tự kỷ. Học cách kiểm soát cảm xúc bản thân, vì trẻ tự kỷ rất nhạy cảm, bạn có thể tức giận, bực bội vì những hành động của trẻ, vì trẻ phát triển chậm thua bạn bè, nhưng chỉ cần một hành động vô ý hay nóng nãy bạn có thể làm đổ vỡ toàn bộ quá trình giúp trẻ thoát khỏi căn bệnh này, trẻ sẽ có hành động từ chối giao tiếp với bạn và điều đó sẽ làm chấm dứt việc giúp trẻ quay lại thế giới xung quanh.